Chính phủ Việt Nam đã nhận một khoản tín dụng từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) tài trợ cho Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP). Dự án bắt đầu vào quý II/2014 và mục tiêu phát triển của dự án là cải thiện tính bền vững của các hệ thống sản xuất nông nghiệp có tưới tại 7 tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung, là Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam. Dự án bao gồm 4 hợp phần như sau:


Hợp phần 1: Cải thiện quản lý nước tưới
. Hợp phần này nhằm cải thiện năng lực thể chế cho cung cấp dịch vụ tưới tiêu hiện đại, hiệu quả và tự chủ.Hợp phần sẽ bao gồm: i) thành lập hoặc tăng cường các tổ chức và hội dùng nước và áp dụng khái niệm về Chuyển giao quản lý tưới; ii) cải thiện công tác quản lý tài sản công trình và quy hoạch đầu tư ở cấp tỉnh và cấp hệ thống; iii) cập nhật và áp dụng các tiêu chuẩn hiệu quả và hiệu suất hoạt động cho các tổ chức/hội dùng nước cũng như các Công ty KTCTTL; và (v) ứng dụng bản đồ GIS và cơ sở dữ liệu hệ thống kênh cho quản lý và theo dõi hoạt động của hệ thống thủy lợi và lắp đặt các hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA) cho cải thiện quản lý nước, với hỗ trợ hậu cần liên quan.Hợp phần này cũng sẽ hỗ trợ lập và thực hiện kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5-năm đầu tư vào nông nghiệp cơ tưới hiện đại của tỉnh. 


Hợp phần 2: Nâng cấp hệ thống tưới tiêu
. Hợp phần này tập trung khoản đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực dự án (83.400 ha). Hợp phần sẽ cải thiện khả năng cung cấp nước khối lượng lớn cho các hệ thống thủy lợi, cung cấp dịch vụ, và quản lý trong hệ thống tưới tiêu được lựa chọn thông qua: (i) cải thiện về vật chất với cơ sở hạ tầng tưới tiêu quy mô lớn, vừa và nhỏ hiện có như kênh mương, máy bơm, đập dâng, đường ống, và công trình điều tiết; (ii) cải thiện các công trình bảo vệ cho các đập hiện có; (iii) khôi phục hoặc xây dựng các hồ chứa nhỏ đa mục đích; và (iv) xây dựng các thiết bị đo lường tại các kênh để cải thiện quản lý nước.


Hợp phần 3: Dịch vụ hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
. Hợp phần bao gồm xây dựng trên cơ sở hạ tầng thủy lợi được cải thiện và các hoạt động cung cấp nước thực hiện trong Hợp phần 2 để nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân và giảm tính dễ tổn thương với các sự kiện khí hậu bất lợi. Hợp phần bao gồm: i) tăng cường các hệ thống nội đồng cho thâm canh và đa dạng hóa cây trồng; ii) cung cấp dịch vụ san đất ruộng bằng laze; iii) dịch vụ tư vấn để tạo điều kiện chuyển đổi sang sản xuất cây trồng thực phẩm và làm vườn; iv) xác định và thực hiện các biện pháp giảm ngấn nước và môi trường của các hệ thống canh tác; v) phát huy sáng kiến cộng đồng để nâng cao trách nhiệm và quyền sở hữu ở cấp địa phương, và vi) kích thích hiện đại hóa bằng cách thúc đẩy việc sử dụng các hệ thống tưới phun và tưới nhỏ giọt. Trình diễn tại hiện trường và phổ biến thông tin sẽ bao gồm phương pháp Trường học nhà nông (FFS) và các phương pháp khác.


Hợp phần 4: Quản lý Dự án, Giám sát và Đánh giá
.

Mục đích của cơ sở dữ liệu (CSDL)

CSDL này được xây dựng nhằm theo dõi tiến độ đạt được các kết quả của dự án WB7 như được mô tả trong Khung kết quả của dự án (xem Phụ lục) cũng như phục vụ công tác đánh giá dự án định kỳ.

CSDL cũng giúp cho các đơn vị quản lý của Bộ và các địa phương của dự án tra cứu các văn bản, báo cáo liên quan đến dự án, và tải các biểu mẫu phục vụ công tác báo cáo của PPMU. 


Đối tượng sử dụng

Nhà tài trợ Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ NN và PTNT/CPO, CPMU và các PPMU ở các tỉnh được quyền truy cập CSDL để tra cứu dữ liệu và/hoặc cập nhật số liệu định kỳ theo quy định. Công chúng quan tâm cũng có thể tiếp cận CSDL này để biết một số thông tin về dự án. 


Các cấu phần của CSDL

CSDL gồm có hai phần chính: (i) phần hiển thị web, thể hiện các kết quả tại thời điểm cập nhật mới nhất; và (ii) phần hệ thống quản trị nội dung (Contents Management System - CMS), quản trị và cập nhật CSDL. 


Ngôn ngữ

CSDL này được xây dựng bằng hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt cho phần hiển thị bên ngoài web và một ngôn ngữ là tiếng Việt cho phần CMS để thuận tiện cho người nhập liệu là cán bộ dự án/tư vấn. Định kỳ, cán bộ nhập liệu chỉ nhập số liệu một lần vào biểu quy định bằng tiếng Việt. 


Tra cứu dữ liệu

Đây là phần quan trọng nhất của CSDL, cho phép người dùng tra cứu, truy xuất dữ liệu theo yêu cầu và kết xuất kết quả tìm kiếm (báo cáo) ra các định dạng văn bản khác nhau (bao gồm: MS. Excel, và/hoặc PDF).           

Người dùng là các cán bộ liên quan sẽ được cấp một tài khoản để tra cứu toàn bộ CSDL với các tùy biến/bộ lọc được định sẵn. Những người không được cấp quyền chỉ có thể xem được trang thái mới nhất của Khung kết quả tổng thể của dự án tại thời điểm các năm thực hiện dự án (2015 đến 2020) và trạng thái kế hoạch (target accumulative values) của dự án, mà không được kết xuất báo cáo ra các định dạng văn bản nói trên. 

Bộ lọc tìm kiếm: khi đăng nhập tài khoản, người dùng sẽ được tùy chọn tìm kiếm theo bộ lọc/tiêu chí như sau và được phép xuất kết quả tìm kiếm (báo cáo) theo các định dạng nêu trên:

- Khung kết quả của dự án (đây là bảng tổng hợp kết quả của toàn dự án, có đóng góp của 7 PPMU các tỉnh dự án), các kết quả tìm kiếm có thể được thể hiện dưới dạng đồ thị phù hợp, và được lựa chọn kèm theo các tiêu chí:

+ Theo năm (có thể theo nhiều năm liên tiếp, từ 2015 đến 2020).

+ Theo số kế hoạch HOẶC theo số thực tế

+ Theo số kế hoạch VÀ số thực tế thực hiện trong (các) năm. Để thấy sự so sánh thực tế với kế hoạch.

- Khung kết quả theo tỉnh (chỉ được phép xuất theo từng tỉnh), các kết quả tìm kiếm có thể được thể hiện dưới dạng đồ thị phù hợp, và được lựa chọn kèm theo các tiêu chí:

+ Theo năm (có thể theo nhiều năm liên tiếp, từ 2015 đến 2020).

+ Theo số kế hoạch HOẶC theo số thực tế

+ Theo số kế hoạch VÀ số thực tế thực hiện trong (các) năm. Để thấy sự so sánh thực tế với kế hoạch. 

Báo cáo chi tiết, là các biểu báo cáo số thực tế thực hiện dự án tại các tỉnh do các PPMU cập nhật, được lựa chọn theo các tiêu chí:

+ Theo tỉnh VÀ

+ Theo từng năm (không được chọn nhiều hơn 01 năm vì số liệu này được cập nhật độc lập cho từng năm).

Các số liệu về tài chính dự án ở cấp Trung ương và cấp tỉnh cũng được thu thập và lưu trưcx có hệ thống.

 

TT

Họ và tên

BQLDA tỉnh

Địa chỉ liên lạc

Địa chỉ

1

Trần Nam Thắng

Thanh Hoá

Điện thoại: 0929060168

email:namthang171@gmail.com

Ban QLDA Thủy lợi Thanh Hóa

Số 06- Hạc Thành-TP Thanh Hóa

2

Cao Nhân Nghĩa

Hà Tĩnh

Điện thoại: 0943305558

email: nhannghia.tpv@gmail.com

Ban QL Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới  Kẻ Gỗ - Sông Rác, Hà Tĩnh

Số 2, đường Nguyễn Huy tự, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

3

Trần Thị Như Quỳnh

Quảng Trị

 

Điện thoại: 0914900707

email: nhuquynh1402@gmail.com

 

Ban Quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị

Số 270 Hùng Vương, TP Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị

 
 

Nguyễn Văn Thuật

Điện thoại: 0913.485.706

email: quangtriwb7@gmail.com

4

Nguyễn Thị Hồng Đào

Quảng Nam

Điện thoại: 0983.250.607

Email: pmuphuninh@gmail.com

Ban Quản lý Tiểu dự án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Phú Ninh

Lô 10- Nguyễn Du- TP Tam Kỳ-Tỉnh Quảng Nam.

5

Phan Hoàng Thông

Quảng Nam

Điện thoại:  0915567774/

0905123227

Email:  phanhoangthong@gmail.com

6

Nguyễn Hoàng Hải

Hà Giang

Điện thoại: 0974.320.207

email: haibqlhg@gmail.com


 

Ban Quản lý các Dự án PTNT Hà Giang

Tổ 4, Nguyễn Trãi, Thị xã Hà Giang

 7

Nguyễn Mạnh Tùng

Điện thoại: 0983105357

email: manhtunghg@gmail.com

wb7hagiang@gmail.com

 8

Bùi Thị Kim Loan

Phú Thọ

Điện thoại:  0947.545.666

email: loanqlct1@gmail.com

 

Phòng KTTH - Ban quản lý dự án CTXD Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ

ĐC: số 215 đường Minh Lang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Số ĐT/FAX: 0210. 3812. 891

 

9

Đặng Thị Tố Uyên

Điện thoại: 0984664955

email: ktkythuattonghop@gmail.com

10

Dư Quảng Nam

Điện thoại: 0984664955

email: ktkythuattonghop@gmail.com

 11 Trần Thu Hương  Hoà Bình

Điện thoại: 0944.014.114

Email: huongtt.273@gmail.com

 

Ban QLDA xây dựng cơ bản ngành NN&PTNT Hòa Bình

Tổ 13, Phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình

 12  Bông  

Điện thoại: 0912118638

Email: bqldahb@gmail.com